Entity là 1 khái niệm đã quá quen thuộc với cộng đồng seo Việt những năm lại đây, nhất là từ 2017 đến giờ. Có quá nhiều người làm dịch vụ entity, rồi viết các bài về entity. Nhưng số lượng người hiểu sâu về Entity và tầm quan trọng của nó thì như thế nào. Chính vì vậy bài viết này ALODIGITAL sẽ giải thích cặn kẽ về định nghĩa Entity là gì? Vì sao entity quan trọng trong SEO và cách tối ưu .
Định nghĩa Entity là gì?
Entity được dịch ra tiếng Việt là một thực thể. Vậy cái gì được coi là một thực thể hoàn chỉnh? Để trở thành thực thể thì phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố. Đó là tính duy nhất, tính đơn lẻ, phải được xác định cụ thể và có thể phân biệt được.
Entity không nhất thiết là một thứ có thể cầm nắm, sờ thấy hoặc cảm nhận được. Một khái niệm, tính từ, địa điểm, ý tưởng, sự vật, cá nhân… đều có thể được coi là Entity. Đối với các công cụ tìm kiếm (Search Engine), Entity có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp làm rõ các từ, cụm từ để Search Engine hiểu rõ người dùng muốn tìm kiếm gì.
Xem thêm : Dịch vụ entity
Yếu tố xếp hạng Entity?
Chúng ta đều biết 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đó là: Content, Link (Backlink và Internal Link) và Rankbrain. Và ở bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào cách xây dựng Enity để kết nối với 3 yếu tố xếp hạng quan trọng này để giúp website tăng thứ hạng trên Google.
Content
Tạo nội dung chất lượng là không chỉ nói về các sản phẩm và dịch vụ của website, mà cần phải chi tiết hơn về chủ đề hay lĩnh vực của website. Nội dung sẽ củng cố mới quan hệ giữa các chủ đề hay lĩnh vực của website đang muốn được xếp hạng.
Đồng thời sẽ giúp cho website có nhiều từ khóa xếp hạng cao nhằm trả lời cho những mục đích mà người dùng tìm kiếm, từ đó giúp tăng traffic truy cập vào website và giúp tăng chuyển đổi, tăng doanh thu.
Link
Liên kết là cốt lõi của Entity, giúp kết nối các thực thể lại với nhau. Xây dựng các liên kết có liên quan và làm cho thương hiệu được đề cập trên nhiều website có liên quan với nhau.
Liên kết tốt hơn hết là phải có Mention vì Google sẽ nhanh chóng để hiểu rõ Entity của website, do vậy ở thời điểm này chúng ta có thể không cần gán liên kết trỏ về website mà chỉ cần Mention về Brand hay Author thì Google cũng có thể xác định được thực thể của website.
Rankbrain
Có nhiều chuyên gia cho rằng RankBrain không phải là một yếu tố xếp hạng. Rankbrain không hoạt động như một dạng tín hiệu mà là điều chỉnh trọng lượng của các tín hiệu này.
Đối với một truy vấn cụ thể như “thiết kế website“, RankBrain sẽ diễn giải những tín hiệu nào có ý nghĩa nhất để tạo ra kết quả tốt nhất cho người tìm kiếm.
Và thời gian cũng là một thực thể, chúng ta có thể thực hiện 1 truy vấn “sinh nhật của Binden” và sẽ thấy được Rankbrain của Google cung cấp cho một kết quả mà bất kì người tìm kiếm nào cũng hài lòng.
Về cơ bản, RankBrain chỉ đơn giản xác định các số liệu và mối quan hệ thực thể nào là quan trọng nhất đối với một truy vấn cụ thể.
Google Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên Entity
Năm 2015, Google đã thông báo sẽ dựa trên số liệu Entity để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, thông qua các yếu tố:
- Relatedness (sự liên quan):
Được xác định bằng nhiều thực thể Entity Building trên Website
Ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ và Joe Biden có sự liên quan với nhau.
- Sự đóng góp (Contribution):
Là một thước đo thực thể, được xác định bằng các tín hiệu bên ngoài
Ví dụ: Đánh giá từ các chuyên gia SEO về Prodima chính là thước đo tốt nhất giúp tăng giá trị của Entity SEO
- Giải thưởng (Prizes):
Còn được hiểu là số liệu giải thưởng chính xác, thước đo về các giải thưởng có liên quan mà một thực thể nhận được.
Ví dụ: Giải Oscar, giải thưởng Nobel… nếu giải thưởng càng lớn thì giá trị mang lại cho thực thể càng cao.
Google sẽ thực hiện một quy trình theo thứ tự sau:
- Từ sự liên quan từ nhiều thực thể Entity khác và tạo một giá trị
- Theo dõi người dùng của các Entity và tạo một giá trị
- Số liệu đóng góp của các thực thể Entity và cho giá trị
- Bất kỳ giải thưởng nào của thực thể Entity và cho một giá trị
- Các trọng số dựa trên loại tìm kiếm của người dùng.
Sau khi xác thực Entity Building, Google sẽ cung cấp tất cả thông tin trên SERP.
Prodima đã áp dụng chiến thuật Entity Building trong nhiều dự án của mình và thấy rằng chúng mang lại kết quả hơn cả mong đợi.
Tại sao các entity lại quan trong với SEO
Entity giúp cho Google có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin để “hiểu” được content seo của bạn, từ đó tạo ra một “thực thể” bằng cách xác thực doanh nghiệp trên mạng, nâng cao uy tín với Google. Vì vậy, Entity là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc đua thứ hạng trên Google. Nhờ có Entity SEO mà:
- Khả năng tính toán xác suất đáp ứng ý định của người dùng với độ chính xác cao hơn.
- Khả năng hiểu từ ngôn ngữ và giọng điệu, cho dù kết quả sẽ là tích cực hay tiêu cực.
- Giảm sự phụ thuộc vào các liên kết (Liên kết sẽ vẫn là một tín hiệu mạnh trong SEO, nhưng sẽ là một trong nhiều cơ chế thiết lập các giá trị thực thể).
Nếu là người đã triển khai nhiều dự án SEO, chắc chắn bạn đã biết những lợi ích và ưu thế của việc đi đầu áp dụng những chiến thuật mới. Bạn có nhiều cơ hội để tạo ra sự bứt phá với kỹ thuật Entity building, bởi vì:
- Tuy đã được công bố nhưng vẫn chưa thực sự được áp dụng phổ biến rộng rãi.
- Giúp tạo nên sức mạnh thúc đẩy từ khóa tổng thể trên toàn bộ website (đặc biệt là đối với URL được triển khai Entity).
- So với phương pháp backlink thông thường thì thời gian triển khai Entity ngắn hơn và có hiệu quả sớm hơn (khoảng từ 15 – 45 ngày).
- Tạo được sự “tin tưởng” đối với Google trên toàn bộ domain (Điều này sẽ giúp website tránh các hình phạt từ Google và tránh ảnh hưởng khi website bị đối thủ chơi xấu bằng link bẩn).
- Trong trường hợp bị Manual Review, Entity chính là một trong những bí mật có thể giúp bạn khôi phục website.
Cách tối ưu ENTITY cho SEO trên website của bạn
1. Xây dựng cấu trúc content
Đây có vẻ là kiến thức cơ bản khi nhập môn SEO nhưng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa.
Cấu trúc content càng chuẩn thì Google càng hiểu rõ content của bạn, các phần, đoạn, từ khác nhau kết hợp với nhau như thế nào và quan trọng ra sao.
Đừng quên ghi nguồn, tên tác giả. Có rất nhiều tranh luận xoay quanh E-A-T (viết tắt của expertise and authority), trang có thẩm quyền và đáng tin đang trở thành yếu tố quan trọng trong SEO.
2. Tạo ra content có độ chuyên sâu
Vậy để tạo ra content chuyên sâu thì trước hết cần tạo ra content xoay quanh một chủ đề duy nhất nhưng vẫn bao quát tất cả thông tin như một thư viện thu nhỏ về chủ đề đó. Đó là phương pháp Topic cluster (nội dung theo cụm chủ đề) mà tôi đã giới thiệu đầu tháng 4 vừa qua!
Nên tránh viết hàng loạt bài viết về các chủ đề pha trộn khác nhau. Để một khi vào trang này, bạn sẽ tìm được tất cả thông tin cần thiết về chủ đề nào đó.
3. Thay đổi content chuẩn SEO dựa trên SERP
Nghe có vẻ vô lý nhưng đây được chứng minh là cách hiệu quả để tái tạo content chất lượng. Nghĩa là bạn sẽ dựa trên những kết quả của Google trên SERP để nắm được Google cho rằng thông tin nào là quan trọng nhất.
4. Xây dựng thương hiệu
Nghĩa là thương hiệu của bạn phải cung cấp cho Google đủ các tiêu chí mà các thương hiệu lớn nổi tiếng khác có, bao gồm:
- tạo tài khoản mạng xã hội
- topic content
- logo
- domain
- tạo tài khoản AdWords
- liên kết các tài khoản social của bạn đến website …
Trong đó domain, logo, maps là những tín hiệu quan trọng; do đó đừng quên thêm địa chỉ công ty trên website. Và chắc chắn là bạn cũng muốn trở thành chuyên gia của nhiều topic khác nhau.
5. Sử dụng Google natural language API
Bạn có thể truy cập cloud.google.com/natural-language để đăng nhập vào API và thử nghiệm trực tiếp bằng cách copy một đoạn văn bản vào đây và xem Google tìm thấy những Entity nào trong đoạn content đó.
6. Tham khảo top tìm kiếm và tránh để tỷ lệ nhấp chuột kém
Chúng ta đều công nhận rằng user signal (tín hiệu về hành vi của người dùng mà Google dựa trên đó để quyết định thứ hạng website) rất quan trọng. CTR hay time on site đều được xem là user signal.
7. Tối ưu theo hành trình tìm kiếm và mục đích tìm kiếm
Khi viết content, bạn cần biết người dùng xuất phát điểm từ giai đoạn nào và sẽ đi đến giai đoạn nào trong hành trình tìm kiếm.
Mỗi truy vấn, mỗi từ khóa người dùng gõ ra để tìm đến trang của bạn đều có phần quá khứ và tương lai. Bạn cần phải tự hỏi người dùng đã tìm kiếm những bước nào trước đó và bước tiếp theo là gì.Từ đó, bạn có thể đặt thêm các bài viết khác dưới dạng bài viết liên quan phía bên dưới hoặc chèn trực tiếp vào content.
Ngày nay, nếu bạn không trực tiếp thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng, bạn sẽ không có mặt trong bảng xếp hạng.
Google phân chia mục đích tìm kiếm thành 4 loại cơ bản như tôi đã đề cập trước đó, bao gồm: thông tin, điều hướng, review sản phẩm, mua hàng.
8. Schema
Như đã biết, bạn nên sử dụng schema và schema json-ld nhưng có một loại tương tự rất hay là dùng itemprop tag “same as”.
Code này sẽ giúp thông báo đến Google đại loại “Tổ chức này giống như tổ chức được đề cập trong bài viết này trên Wikipedia nè” hay “Đây là social profile của thương hiệu này” …
Do đó hãy thêm tag này khi chèn structured data vào trang của bạn để giúp Google hiểu mối quan hệ trực tiếp giữa các Entity.
Bài viết trên đây của ALODIGITAL đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết và cập nhất nhất về Entity là gì? Có thể nói, đây là một trong những công cụ hữu ích cho lĩnh vực digital marketing trong năm 2021. Hy vọng rằng, với những kiến thức được giới thiệu trong bài, bạn đã có thể ứng dụng ngay vào những tác vụ công việc đòi hỏi sự am hiểu nhất định về SEO Entity. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Alodigital: thiết kế website chuyên nghiệp, giá rẻ, chuẩn SEO.
Xem thêm: